Nông nghiệp Kinh tế Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ hai

Theo sử sách của Trung Quốc, thái thú quận Cửu Chân nhà Hán là Nhâm Diên có công dạy người Việt bản địa đúc dụng cụ cày bừa bằng sắt[1]. Đồ sắt phát triển giúp cho năng suất trồng trọt tăng nhanh và đời sống tương đối no đủ. Ngoài công cụ, các công trình thủy lợi như đắp đê sông và đê biển cũng được tiến hành. Một số kênh ngòi được đào phục vụ cho nông nghiệp[1].

Người Việt bắt đầu biết áp dụng thâm canh tăng năng suất. Trải qua quá trình tăng vụ, chuyển vụ, người Việt đã biết trồng lúa 2 mùa trong 1 năm từ rất sớm, trong khi Trung Quốc vẫn chỉ có 1 vụ trong năm.[2] Các sách sử Trung Quốc từ thời Hán đến thời Nam Tề đều gọi lúa chín 2 mùa là lúa Giao Chỉ.[2] Do đó, sản lượng nông nghiệp ở Giao Chỉ khá cao.

Ngoài lúa, Giao Chỉ còn có các loại củ, cây bột đao, dâu, mía và các loại hoa quả. Mía Giao Chỉ được sách Di vật chí khen đặc biệt tốt và ngọt.[3]

Nghề chăn nuôi chủ yếu là , vịt, , chó, lợn. Nghề ao thả chỉ là nghề phụ.

Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt nhưng đồng thời sản phẩm của người bản địa cũng bị các triều đình phương Bắc vơ vét qua tô thuế nặng nề. Lượng thuế nông nghiệp mà nhà Hán thu từ đây được ghi nhận là 13,6 triệu hộc,[4] nhiều hơn những vùng như Mân, Quảng, Điền, Kiềm.[2]